Béo phì và suy dinh dưỡng là 2 bệnh mà các nước đang song song giải quyết và phòng ngừa. Chúng không chỉ đơn giản là nỗi lo về sức khỏe. Mà nó còn có mối liên hệ với nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tương lai của đất nước. Cùng tìm hiểu để biết thêm các thông tin hữu ích nhé!
Béo phì và nỗi lo đối với sức khỏe
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ mỡ một cách bất thường hoặc quá mức cho phép gây suy giảm sức khỏe.
Béo phì đang là một căn bệnh rất phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển. Béo phì có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi với cả người lớn và trẻ em. Tính đến năm 2016 trên thế giới có hơn 650 triệu người trưởng thành (trên 18 tuổi) mắc bệnh béo phì. Cùng đó là hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên (từ 5 đến 19 tuổi) bị béo phì hoặc thừa cân (theo WHO).
Một phương pháp rất phổ biến hiện nay dùng để xác định bệnh béo phì ở bệnh nhân là đo Chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI được hiểu là tỉ lệ giữa cân nặng của một người (tính bằng kilogam) trên bình phương chiều cao (tính bằng mét). Chỉ số BMI từ 30 đến 39,9 nghĩa là bạn đang mắc bệnh béo phì.
Béo phì gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Người mắc căn bệnh này có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Khó thở
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau nhức khớp xương và các chi
- Cao huyết áp
- Mỡ máu cao
- Bệnh tim mạch
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh ung thư
- Đột quỵ
Tình trạng suy dinh dưỡng hiện nay
Theo chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc, con số người không có đủ cái ăn lên đến hơn 1 tỷ. Hơn thế, cứ mỗi 6 giây lại có 1 trẻ em tử vong hoặc từ các bệnh lý liên quan. Ở các nước ASEAN, tỷ lệ trẻ mắc tình trạng suy dinh dưỡng chiếm đến 1/4 trẻ em (khoảng 26%).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giải thích rằng thấp còi là kết quả của sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài và thường dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, học kém và giảm trí lực. Không những thế, khi trưởng thành những người này có nguy cơ béo phì, tiểu đường và tim mạch hơn những người khác.
Suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể béo phì là 2 dạng suy dinh dưỡng đặc trưng. Hai dạng này đều xuất hiện khi cơ thể không được cung cấp đủ một số loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Béo phì và suy dinh dưỡng – gánh nặng kép
Do sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đã và đang dần phát triển hơn trong những năm gần đây. Đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là sự thay đổi về thói quen sinh hoạt và ăn uống của người dân. Người dân, nhất là giới trẻ đang dần lãng quên những thực phẩm lành mạnh như rau , quả tươi và ngũ cốc…Thay vào đó họ sử dụng nhiều hơn các thực phẩm ăn nhanh, không dinh dưỡng và nhiều calo.
Không những thế sự phát triển này còn đi kèm theo sự tiến bộ của công nghệ thông tin. Điều này rất tốt đối với nền kinh tế, nhưng khi tiếp xúc quá nhiều với nó, giới trẻ dần trở nên phụ thuộc vào nó, lười tập thể thao.
Điều này đem lại bất lợi lớn đối với sức khỏe cùng tinh thần của giới trẻ. Đặc biệt phải kể đến suy dinh dưỡng thể thấp còi và béo phì -2 hậu quả của vấn đề thói quen này.
Hai loại bệnh này đang là gánh nặng đối với nền kinh tế nước nhà do hậu quả nghiêm trọng mà nó để lại. Không những thế, sức khỏe cùng tinh thần của “mầm non đất nước” cũng dần kém đi do phần trăm trẻ mắc 2 loại bệnh này đang có xu hướng tăng nhanh. Điều này, khiến cho các nước để tâm hơn đến 2 loại bệnh này cùng với việc đề ta các mục tiêu để giảm thiểu tình trạng tăng nhanh 2 bệnh này.