Lá tía tô không chỉ là một loại lá gia vị của bữa ăn, mà theo Đông y nó còn là loại dược liệu có nhiều tác dụng trong phòng bệnh và chữa bệnh. Không ít bài thuốc dân gian từ lá tía tô đã trở thành cẩm nang bỏ túi cho các gia đình Việt. Vậy lá tía tô mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
1. Tổng quan về lá tía tô
Tía tô là loại lá còn tươi hay đã phơi khô của cây tía tô Perilla frutescens, thuộc họ Bạc hà Lamiaceae. Đây là loại cây thân thảo sống quanh năm, có vị cay nồng, thường mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trong nước và Châu Á. Cây dễ dàng phát triển trong nhiều vùng đất khác nhau bao gồm cả vùng đất cát, sỏi, mùn. Thân cây vuông góc tù, thường phân thành nhiều nhánh, phiến lá có lông tơ mịn, kích thước to dần về cuống. Chóp lá mịn đến răng cưa thô, hai mặt lá màu xanh lục, thỉnh thoảng có màu tím ở mặt dưới.
Theo y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, có tác dụng giãn mạch ngoài ra, hạ sốt, trừ cảm mạo. Bên cạnh đó, còn có nhiều công dụng thần kỳ như: Làm đẹp da, phòng bệnh ung thư, hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ hệ thần kinh và tim mạch… Tất cả sẽ được cung cấp chi tiết trong phần tiếp theo. Cùng theo dõi nhé!
2. 7 Lợi ích sức khoẻ của lá tía tô
2.1. Làm đẹp da
Lá tía tô chứa hoạt chất Priseril có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin – nguyên nhân gây nám da, tàn nhang, đốm nâu trên da, nhờ đó giúp da trở nên đều màu và tươi sáng hơn.
Bên cạnh đó, thành phần vitamin E có trong lá tía tô còn có tác dụng tăng cường độ ẩm, ngăn ngừa lão hoá giúp da trở nên mịn màng hơn.
2.2. Chống lại các tác nhân của bệnh đường hô hấp
Đã rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus SARS-COV 2 theo nhiều cách khác nhau. Không chỉ dừng lại ở đó, lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự sinh trưởng của nhiều loại virus gây bệnh đường hô hấp khác.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology, thành phần luteolin được tìm thấy trong lá tía tô có tác dụng giãn các cơ trơn của khí quản, đồng thời giúp giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm, giảm các phản ứng dị ứng tức, tăng khả năng lưu thông khí, nhờ đó hỗ trợ điều trị tốt bệnh hen suyễn.
2.3. Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng vitamin C cao kết hợp cùng với hoạt chất interferon có trong lá tía tô có tác dụng cải thiện đáng kể hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, giúp có thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh nguy hại.
Ngoài ra, các hoạt chất luteolin, acid rosmarinic, triterpene có trong lá tía tô đã được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn bên trong cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.
2.4. Bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh
Trong lá tía tô có chứa hoạt chất acid a-linolenic có tác dụng chống viêm, chống lại sự chết của tế bào thần kinh, bảo vệ các tế bào thần kinh và ty thể trong não.
Bên cạnh đó, lá tía tô cũng chứa hàm lượng omega-3 cao, có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, từ đó giúp làm giảm chứng mất trí nhớ hiệu quả ở người già. Không những vậy bổ sung omega-3 mỗi ngày còn được chứng minh có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch.
2.5. Hỗ trợ sức khoẻ tiêu hoá
Sử dụng lá tía tô thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn ăn uống hiệu quả. Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ dồi dào trong tía tô có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường hấp thu và cải thiện chứng khó tiêu ở bệnh trào ngược dạ dày hay hội chứng ruột kích thích.
Một nghiên cứu được đăng trên National Library of Medicine đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng, chống co thắt và chống viêm, đặc biệt các đối tượng là phụ nữ.
2.6. Giảm cân
Lá tía tô có chứa rất nhiều chất xơ, cụ thể trong 100g lá tía tô thì có chứa tới 3,6g chất xơ. Lượng chất xơ này sẽ tạo cảm giác no lâu, giúp giảm cảm giác thèm ăn, khiến bạn dễ dàng kiểm soát được khẩu phần ăn của mình.
Không chỉ vậy, trong lá tía tô còn chứa rất nhiều protein thực vật, vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá của dạ dày, nhờ đó giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.
2.7. Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm
Một trong những công dụng ít ai biết tới của lá tía tô đó chính là khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm. Trong lá tía tô có chứa hoạt chất dopamine có tác dụng làm tăng hưng phấn, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Ngoài ra, dopamine còn có tác dụng kích thích não bộ hoạt động tốt hơn, giúp tối ưu các tổ chức não.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiroshi Takeda đã chỉ ra rằng các hoạt chất được tìm thấy trong lá tía tô bao gồm acid rosmarinic, acid caffeic đều có tác dụng chống trầm cảm nhờ cơ chế ức chế chất vận chuyển monoamine và monoamine oxidase.
3. Thời điểm sử dụng lá tía tô tốt nhất
Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô đó chính là trước mỗi bữa ăn từ 10 – 30 phút. Đây chính là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất có trong lá tía tô tốt nhất, đồng thời giúp làm đẹp da, đẩy mỡ thừa và giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên uống nước lá tía tô thay cho nước lọc, càng không uống quá nhiều trong thời gian dài. Đặc biệt là các đối tượng như:
- Người bị cảm nóng và dễ ra mồ hôi: Tía tô có tính ấm, dễ ra mồ hôi. Do đó, đối tượng này sử dụng sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Phụ nữ có thai: Tía tô khi dùng một thời gian dài với liều lượng lớn có thể khiến huyết áp tăng lên, ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến mẹ mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.
Mong rằng bài viết dưới đây đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ được lợi ích sức khỏe mà tía tô mang lại. Đồng thời biết được thời điểm sử dụng lá tía tô để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu còn băn khoăn thắc, vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ hotline: 1900 98 99 63 để được chuyên gia Eherbal giải đáp ngay nhé!