Chào mừng đến với eherbal.vn

Lá tía tô – Cách tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày từ tự nhiên vô cùng hiệu quả

26/05/2023 - 08:04
398 views

Nhiễm HP dạ dày là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí, nó còn là tác nhân hàng đầu làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở một số trường hợp đặc biệt. Bên cạnh những loại thuốc chữa nhiễm khuẩn HP dạ dày, lá tía tô cũng đã được sử dụng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày vô cùng hiệu quả. 

1. Vi khuẩn HP dạ dày là gì? 

Vi khuẩn HP dạ dày có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn này có thể âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, rất nhiều người mắc bệnh mà không biết. Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày. Sau nhiều năm, vi khuẩn HP đã xâm nhập vào niêm mạc dạ dày đủ lâu sẽ làm xuất hiện các vết loét.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nhiễm khuẩn HP dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có nguy cơ mắc ung thư.

2. Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây từ người sang người. Thông thường chúng thường lây qua 3 con đường như sau:

– Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

– Đường phân – miệng: Tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh hoặc với chất thải này có trong nguồn nước ao hồ…

– Đường khác: Sử dụng dụng cụ y tế không được vệ sinh sạch khi thăm khám có tiếp xúc răng miệng của người bệnh.

3. Những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP có thể kể đến như:

– 90 – 95% người bệnh bị loét tá tràng và trên 70% người bệnh loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP. Loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết tái phát nhiều lần, thậm chí là thủng dạ dày tá tràng.

– Trên 50% người bị chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP. Tình trạng khó tiêu, với các biểu hiện: đau hoặc nóng rát vùng thượng vị; ăn nhanh no, đầy bụng thượng vị sau khi ăn, bệnh nhân có cảm giác nặng bụng hoặc ấm ách sau ăn… các triệu chứng này sẽ giảm đi sau khi ăn khoảng 30 phút – 2 giờ.

– Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP. Nhiễm vi khuẩn HP có thể phát triển thành các loại ung thư như ung thư dạ dày (MALT)… theo cơ chế sau: vi khuẩn xúc tác gây hình thành các ổ viêm, các ổ viêm này sản sinh ra gốc tự do, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

4. Những cách điều trị HP dạ dày

Điều trị HP tập trung vào các mục tiêu: Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn vết loét tái phát, đặc biệt là giảm nguy cơ phát triển ung thư. Người bệnh cần 1 – 2 tuần để thấy các phương pháp điều trị bắt đầu phát huy hiệu quả.

4.1. Thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Nhiễm trùng HP thường được điều trị bằng ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc. Những loại thuốc này có thể bao gồm:

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Bao gồm omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole… Chúng có tác dụng giảm sản xuất axit trong dạ dày.

– Bismuth subsalicylat: Sẽ bao phủ và bảo vệ vết loét khỏi axit dạ dày. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng được dùng kèm với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP

– Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn như amoxicillin, clarithromycin, metronidazole hoặc tinidazol, tetracycline, levofloxacin.

Cần lưu ý rằng, thuốc có thể gây tác dụng phụ ở một số người như:

– Metronidazole hoặc tinidazol: Gây buồn nôn, nôn mửa, ăn không ngon, đau bụng, khó chịu thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, thay đổi vị giác tạm thời…

– Bismuth làm phân có màu đen và có thể gây táo bón.

– Kháng sinh diệt HP có thể đồng thời tiêu diệt cả các loại vi khuẩn có lợi ở ruột, gây tiêu chảy, sình bụng, đầy bụng, co thắt dạ dày…

– Sau ít nhất bốn tuần điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện lại xét nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại, người bệnh sẽ được đề nghị điều trị đợt hai. Trong đó có ít nhất một loại thuốc kháng sinh khác với những loại thuốc đã được sử dụng trong đợt điều trị đầu tiên.

Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Tự ý uống hoặc ngừng thuốc có thể làm cho vi khuẩn HP trở nên kháng thuốc, khó điều trị hơn.

4.2. Lưu ý khi điều trị HP dạ dày

Hiệu quả điều trị HP dạ dày không chỉ liên quan đến bác sĩ mà còn phụ thuộc nhiều vào thói quen sống của người bệnh. Để điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tái phát, người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh như:

– Ngủ sớm, nghỉ ngơi đầy đủ

– Giảm căng thẳng, kiểm soát stress

– Kiêng bia rượu, cà phê, nước có gas, chất kích thích…

– Bổ sung nhiều rau củ và thực phẩm có chứa lợi khuẩn (sữa chua, kim chi,…)

– Hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, cay nóng, chứa nhiều axit (chanh, cam, quýt…)

Ngoài ra, loét dạ dày do khuẩn HP có thể gây đau, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau, đặc biệt là NSAID, vì những loại thuốc này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

5. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm dạ dày của lá tía tô

Tía tô (tên khoa học: Perilla frutescens) là một loại cây thân thảo, mọc quanh năm. Cây tía tô cho lá màu nâu tím và màu xanh lục sẫm. Đây là một loại rau sống ăn kèm với một số món ăn trong bữa ăn của người Việt. Bên cạnh đó, tía tô còn là một loại dược liệu điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Tía tô là một vị thuốc hiệu quả trong việc điều trị viêm dạ dày từ xa xưa. Gần đây cũng có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của lá tía tô với sức khỏe dạ dày. Dưới đây là những cơ chế tác dụng của lá tía tô với tình trạng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày:

– Các nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt chất P. frutescens trong lá tía tô có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày.

– Lá tía tô còn có các chất có hoạt tính chống viêm, hạn chế vết viêm loét dạ dày. Các monoterpenoid, phenylpropanoid và alkaloid này có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sản xuất các cytokine tiền viêm (TNF-α và IL-6) và các chất trung gian tiền viêm (NO).

– Lá tía tô có thành phần rất giàu glycosid và tanin. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng tốt trong việc làm lành vết loét và giảm tiết axit trong dịch vị ở dạ dày.

– Tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa hiệu quả. Trong số các hợp chất này, axit rosmarinic là một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ ung thư dạ dày.

Những cơ chế trên đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh rõ ràng, là bằng chứng cho tác dụng của lá tía tô với tình trạng nhiễm khuẩn HP dạ dày. Hiện nay nhiều người muốn sử dụng lá tía tô tuy nhiên việc phơi, đun, sắc tốn khá nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, để người tiêu dùng có thể sử dụng lá tía tô tiện lợi, nhanh mà đảm bảo chất lượng, Eherbal đã cho ra mắt sản phẩm Bột Tía tô sấy thăng hoa e-Perilla. Tía tô được ứng dụng công nghệ sấy hiện đại nhất trên thế giới hiện nay – công nghệ sấy thăng hoa giúp dễ dàng sử dụng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Để tìm hiểu thêm nhiều sản phẩm hấp dẫn khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ HP VIỆT NAM (eherbal)

Địa chỉ: KĐT Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Lô 08 cụm Công nghiệp Yên Nghĩa, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Hotline: 1900 98 99 63 / 084 675 19 19

Email: cskh@eherbal.vn

Website: https://eherbal.vn/

 

 

Bài viết khác
Tải app: “eherbal” để mua hàng một cách nhanh chóng và nhận voucher khuyến mại