Chào mừng đến với eherbal.vn

3 Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân Ung thư

28/04/2023 - 02:55
390 views

     Ung thư là một bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện đáng kể sức đề kháng cho người bệnh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư

     Theo thống kê năm 2022, Tại Việt Nam, mỗi năm có 183 nghìn ca mới mắc và 123 nghìn người tử vong do ung thư, hiện có 354 nghìn người ‘sống chung’ với ung thư. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.

     Trên thực tế, chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

     Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.

     Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất, bao gồm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin, nước và các khoáng chất thiết yếu. Những người mắc bệnh ung thư nên chú trọng tới việc ăn ít thịt nhưng nhiều rau, cá, dầu thực vật, đồng thời tích cực luyện tập thể dục thường xuyên hơn để cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại sự “tấn công” của ung thư.

2. Quy tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân Ung thư

2.1. Ăn đa dạng các loại thực phẩm

     Theo các chuyên gia, bệnh nhân ung thư được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… rất cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để bồi bổ cơ thể. Khẩu phần ăn cần đầy đủ, đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách thay đổi món ăn thường xuyên trong ngày và trong tuần.

     Bữa ăn chính nên đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm cơ bản bao gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Người bệnh có thể sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa; cung cấp đủ lượng nước. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên bồi bổ quá mức, cân đối các nhóm thực phẩm, không ăn quá mặn và hạn chế thực phẩm chiên, nướng, chế biến sẵn.

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:

– Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại axit amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm…từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các axit amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

– Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

– Chất béo: Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

– Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

2.2. Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ và bữa phụ

     Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Bệnh nhân ung thư thường ăn không ngon miệng, chán ăn, lười ăn, ăn kém nên không đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy cần phải cố gắng ăn nhiều tối đa theo sức của mình và bù thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn chính hoặc trước khi ngủ.

     Muốn nạp được nhiều dinh dưỡng, ngoài ba bữa ăn chính, nên ăn những bữa ăn phụ nhỏ, xen kẽ những bữa chính. Có thể bổ sung sữa hoặc dinh dưỡng cao năng lượng đối với bệnh nhân lười ăn, ăn kém, thiếu dinh dưỡng.

2.3. Không ăn kiêng

     Phải khẳng định là không thể phân tách rạch ròi thức ăn nào là dành cho tế bào khỏe mạnh, thức ăn nào là dành cho tế bào ung thư. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn cách ăn kiêng khem thái quá, “quan điểm để tế bào ung thư chết đói” là vô lý và phản khoa học. Có một thực trạng hiện nay là các bệnh nhân ung thư thường lựa chọn chế độ ăn kiêng một cách cực đoan, vì lo sợ rằng nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ “vỗ béo” tế bào ung thư và khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn.

     Trong cơ thể của bệnh nhân ung thư đương nhiên là cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein ….. chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.

Do đó người bệnh đang điều trị không cần kiêng khem nghiêm ngặt, nhưng nên lưu ý một số điều dưới dây: 

– Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm.

– Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng).

– Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào.

– Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng.

– Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.

– Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn để tăng sự hấp dẫn.

– Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến.

– Giữ vệ sinh răng, miệng.

– Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)

– Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Bột ngũ cốc Omi Pure – cân bằng dinh dưỡng cho người Ung thư

     Bột ngũ cốc OmiPure là thực phẩm giàu dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng do điều trị cho bệnh nhân ung thư.

     Bột ngũ cốc OmiPure được rang bởi 29 loại ngũ cốc với các thành phần rất tốt cho bệnh nhân ung thư và nghiền bằng máy nghiền siêu mịn, sau đó trộn đều và đóng gói. Sản phẩm dạng bột sử dụng tiện lợi, dễ uống dành cho người bệnh.

Bài viết khác
Tải app: “eherbal” để mua hàng một cách nhanh chóng và nhận voucher khuyến mại